Nhà màng cho dưa lưới

Nhà màng cho dưa lưới

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÀNG DƯA LƯỚI

Nhà màng cần được thiết kế, chế tạo đảm bảo có kết cấu cơ khí vững chắc, ổn định, hạn chế được tác động của gió, nhiệt và mưa bão. Một số tính năng chủ yếu là:

  • Kết cấu khung nhà chịu được gió bão đến cấp độ 8 (sức gió 62 – 74 km/h).
  • Nhà màng được bao phủ bởi màng film (nilon), lưới chắn côn trùng cách ly được với môi trường bên ngoài, chống sự xâm nhập của: sâu bệnh, nấm bệnh, côn trùng, cỏ dại, tạp giao…hay các yếu tố thời tiết như gió, mưa, nắng nóng, sương muối…
  • Có thể thực hiện thêm các hệ thống phụ trợ trong nhà màng: bạt cuốn chắn mưa vách (những lúc mưa lớn thì hạ bạt cuốn xuống để ngăn mưa vào trong nhà), lưới cắt nắng (giảm nắng chiếu vào trong nhà những lúc nắng gắt), quạt đối lưu làm thông thoáng không khí trong nhà màng, tưới phun mưa làm mát trên mái...

2. BẢN VẼ PHÁT HỌA VỀ NHÀ MÀNG DƯA LƯỚI VÀ THUYẾT MINH KỸ THUẬT

Nhà màng trồng dưa lưới của công ty Unifarm - Bình Dương

Nhà màng trồng dưa lưới – Bình An Farm, Bình Thuận

MÁNG XỐI KT 500x0,7mm

BẢN VẼ MẶT CẮT DÂY TREO TRONG NHÀ

BẢN VẼ MẶT BẰNG BỐ TRÍ HỆ TREO DÂY

3. HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT BÙ ÁP CHO CÂY DƯA LƯỚI

  • Dưa lưới là 1 loại trái cây thanh mát, giàu dinh dưỡng và ngày càng được ưa chuộng. Để có đươc quả dưa lưới thơm ngon, giòn, ngọt thì khâu kỹ thuật chăm sóc dinh dưỡng, tưới nước và kiểm soát sâu bệnh rất quan trọng. Vì vậy, Công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng cho cây dưa lưới là rất quang trọng.
  • Sau khi ươm, dưa lưới sẽ được trồng trực tiếp dưới đất hoặc bầu giá thể.
  • Có 3 phương pháp tưới cho dưa lưới:

Sử dụng đầu nhỏ giọt bù áp và cổng chia 1 cho cây trồng hàng đơn:

Sử dụng đầu nhỏ giọt bù áp 4l/h và cổng chia 2 cho cây trồng hàng đôi:

Sử dụng đầu nhỏ giọt bù áp 8l/h và cổng chia 4 cho cây trồng hàng đôi

  • Khuyến cáo nên sử dụng đầu nhỏ giọt bù áp (PC) và chống rò rỉ (CNL)để sau khi tắt bơm, đầu nhỏ giọt không bị rỉ nước, đảm bảo đồng đều từ cây đầu tiên đến cây cuối cùng.
  • Dải áp lực hoạt động từ 0.5 đến 4.0bar, trong dải áp lực này, độ đồng đều trên 95%.

Giải pháp tưới nhỏ giọt kéo hàng, sử dụng dây nhỏ giọt Bù áp TOPDRIP:

  • Đầu nhỏ giọt Bù áp(PC) và chống hút ngược(AS)
  • Hệ số CV thấp( 3%)
  • Công nghệ dòng chảy rối Cacade làm tăng hiệu quả chống tắc nghẽn đầu nhỏ giọt
  • Chống xâm nhập của rễ
  • Đầu nhỏ giọt có cơ chế làm sạch kép nên ứng dụng được nhiều nguồn nước có chất lượng nước thấp (bùn lơ lững, tảo hữu cơ…)

4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TƯỚI VÀ CHÂM PHÂN TỰ ĐỘNG

Bộ điều khiển tưới tự động ứng dụng điện toán đám mây cho phép tích hợp nhiều công nghệ khác nhau để phục vụ nhu cầu khác của từng dự án. Dựa trên nền tảng điện toán đám mây, do đó người dùng có thể kiểm soát từ xa thông qua điện thoại hoặc máy tính.

Các đặc trưng chính:

  • Phần cứng được mô đun hóa và linh hoạt:
  • Đầu ra trực tiếp DC hoặc AC – Trực tiếp kích hoạt Solenoids và van điện
  • 2W RTU kết nối dây đơn – cự ly tối đa 10 km
  • RTU kết nối sóng radio – cự ly tối đa 5 km (sắp nâng cấp lên 10 km)
  • Kiểm soát pH/EC – Khả năng điều khiển nhiều thiết bị châm phân đồng thời
  • Trạm khí tượng – Cung cấp dữ liệu đầu vào cho chương trình tưới bằng ET, lượng mưa, sương muối
  • Đầu vào Analog – Kết nối trực tiếp vào Bộ điều khiển hoặc từ xa thông qua RTU (cả với RF và 2W)

Chương trình tưới:

  • Hàng trăm chương trình tưới, cho nhiều hệ thống tưới riêng biệt
  • Lập trình tưới theo thời gian, lượng nước, lượng nước/ha hoặc theo ET (lượng bốc hơi)
  • Tưới theo ngày trong tuần hoặc theo chu kỳ trong ngày
  • Tưới chu kỳ đơn hoặc tưới luân phiên
  • Bật tưới: bằng thời gian, bằng điều kiện (ẩm độ, bốc hơi…), hoặc bằng tay
  • Mỗi chương trình cho phép tưới 1 van hoặc tập hợp của một nhóm van
  • Cho phép van chính mở sau, mở trước hoặc mở cùng với các van tưới
  • Có thể điều khiển đồng thời nhiều nguồn cấp nước (trạm bơm hoặc bồn nước)

Phân bón:

  • Điều khiển máy châm phân tự động tới 6 kênh hút / một hệ thống tưới
  • Lựa chọn kiểu châm phân: Liên tục - Thời gian (h:m:s), Khối lượng (Lít) Nồng độ - L/m³, L/m:s, sec/min, m:s/L Tỷ lệ - Tỷ lệ tính toán giữa lượng nước và phân
  • Ba giai đoạn bón phân: trước bón phân, bón phân, sau bón phân

  • Dành cho khu vực tưới có lưu lượng từ 5 đến 25 m3/h
  • 3 đến 5 kênh châm phân
  • Lưu lượng mỗi kênh :350 L/h
  • Flow meters theo dõi tốc độ hút
  • Cảm biến EC/pH (tùy chọn)
  • Đồng hồ đo phân bón (tùy chọn)

4.1) Bộ điều khiển tưới Spirit Pro – Gavish ( cho diện tích > 5.000m2)

  • Bộ điều khiển Spirit Pro do Gavish sản xuất, được thiết kế để được sử dụng như một Bộ điều khiển độc lập, hoặc được sử dụng bằng cách kết nối với máy tính bởi giao diện HMI (Human Machine Interface), để tưới tiêu thâm canh trên cánh đồng mở ,và tưới tiêu/kiểm soát khí hậu trong nhà kính.
  • Hệ thống điều khiển của GAVISH là hệ thống mở, có thể dễ dàng cài đặt, tích hợp, vận hành và cập nhật ,tùy vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn các Model và ứng dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Phần mềm GreenLine (HMI của Gavish) có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng, ví dụ như :

  • Spirit Pro Climate: ứng dụng chuyên dùng cho việc kiểm soát Khí hậu trong Nhà kính
  • Spirit Pro Irrigation: ứng dụng chuyên dùng cho việc kiểm soát Hệ thống tưới trong nhà kính và cánh đồng mở
  • Spirit Pro Hybrid (Irrigation & Climate): ứng dụng tích hợp cả 2 việc kiểm soát khí hậu

Spirit Pro Climate:

  • Ứng dụng chuyên dùng cho giám sát và kiểm soát khí hậu trong nhà kính
  • Ứng dụng Spirit Pro Climate có thể kiểm soát khí hậu của 10 nhà kính. Cho phép người dùng thiết lập các định nghĩa cho từng yếu tố kiểm soát khí hậu của nhà kính, theo yêu cầu của cây trồng

Spirit Pro Irrigation

+ Ứng dụng chuyên dùng cho kiểm soát, vận hành hệ thống tưới trong nhà kính và cánh đồng mở

+ Khả năng hoạt động:

  • 13 trạm tưới (Irrigation heads)
  • 90 chương trình tưới
  • 60 chương trình phân bón
  • 200 van tưới
  • 8 kênh châm phân tại mỗi trạm tưới
  • 5 bơm tưới.
  • 1 trạm khí hậu 
  • 4 nguồn nước từ bể chứa
  • 3 lọc tự động 
  • Và: máy trộn phân phân bón, các thiết bịcảm biến EC/Ph, cảm biến độ ẩm , cảmbiến nhiệt độ, bức xạ nhiệt.v.v

+ Ứng dụng tích hợp cả kiểm soát Khí hậu và Hệ thống tưới trên cùng một bộ điều khiển

+ Khả năng hoạt động:

  • 5 trạm tưới (Irrigation heads)
  • 70 chương trình tưới
  • 50 chương trình phân bón
  • 200 van tưới
  • 7 kênh châm phân tại mỗi trạm tưới
  • 5 bơm tưới

Spirit Pro Hybrid (Irrigation & Climate)

Khả năng hoạt động:

  • 1 trạm khí hậu
  • 4 nguồn nước từ bể chứa
  • 3 lọc tự động
  • Và: máy trộn phân phân bón, các thiết bịcảm biến EC/Ph, cảm biến độ ẩm , cảmbiến nhiệt độ, bức xạ nhiệt .v.v

4.2) Bộ điều khiển tưới Mini-Agri ( cho diện tích < 2.000m2)

Mini-Agri là bộ điều khiển được trang bị đầy đủ chức năng hẹn giờ. Đây là bộ điều khiển dựa trên thời gian - cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho ứng dụng nông nghiệp chuyên nghiệp

Tính năng chung:

  • Điều khiển tưới bằng thời gian
  • 3 chương trình tưới/ngày, mỗi chương trình có thể 6 lần khởi đồng.
  • 2 kênh châm phân
  • Có các modun 2 cổng, 4 cổng, 6 cổng và 10 cổng
  • Có sẵn cả phiên bản AC và DC

+ Tất cả các đầu ra có sẵn có thể được sử dụng mà không cần phải loại bỏ bất kỳ cái nào không sử dụng. Phân bổ đầu ra có thể chứa:

  • 0 hoặc 1 điều khiển van/bơm chính.
  • Có tới 2 vòi phun phân bón.
  • 0 hoặc 1 máy bơm tăng áp bón phân
  • Bất kỳ số lượng van tưới.
  • Lên đến 4 trạm lọc.

+ Đầu vào có thể được phân bổ cho:

  • Cảm biến mưa
  • Cảm biến vi sai
  • Cảm biến kích hoạt chương trình C

+ MMI thân thiện với người dùng bao gồm 4 phím và tùy chỉnh lớn MÀN HÌNH LCD

Chương trình tưới

  • Ba chương trình tưới tiêu độc lập với tối đa sáu chương trình bắt đầu lần cho mỗi chương trình.
  • Mỗi chương trình có thể gán số lượng van bất kỳ.
  • Mỗi chương trình xử lý cả tưới tiêu và bón phân với thời gian chạy độc lập.
  • Chương trình C có thể hoạt động như một chương trình thông thường hoặc như một chương trình khẩn cấp bắt đầu bởi một cảm biến.
  • Có thể chọn đơn vị thời gian chạy là giờ/phút hoặc phút/giây cho mỗi chương trình.
  • Thời gian chạy nước có thể được điều chỉnh theo % trong khoảng 0-250%. § Tưới theo ngày trong tuần hoặc theo chu kỳ ngày
  • Mỗi chương trình có thể được kích hoạt tự động hoặc thủ công

Chương trình bón phân:

  • Xử lý tối đa 2 kim phun phân bón.
  • Cho phép điều khiển bơm tăng áp bón phân
  • Bón phân theo 3 giai đoạn: trước tưới, phun và sau tưới

5. CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ CHO NHÀ MÀNG NÔNG NGHIỆP (OPTIONAL)

Nhà màng (nhà kính, nhà lưới) nông nghiệp, bên cạnh ưu điểm là ngăn chặn sự tác động trực tiếp của thời tiết (mưa, gió, bão,…), ngăn côn trùng, phòng ngừa sâu bệnh, có thể trồng cây được nhiều mùa trong năm,… thì cũng có nhược điểm do hiệu ứng nhà kính gây ra: nhiệt độ bên trong nhà màng tăng cao, độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và vi sinh vật phát triển, gây ra các bệnh về lá, nấm,...

Bên trong nhà màng thường xảy ra sự phân tầng không khí; càng lên cao thì nhiệt độ càng cao và độ ẩm càng thấp, càng xuống thấp thì độ ẩm càng cao và nhiệt độ càng thấp. Với khí hậu nhiệt đới như Việt Nam ta thì bài toán xử lý độ ẩm là tương đối khó nhất, nguyên nhân sinh nấm bệnh. Với các giống cây trồng nhiệt đới có khả năng chịu nhiệt cao thì việc tăng nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây. Khi cây càng cao và mật độ cây trồng càng nhiều thì độ ẩm càng lớn và việc kiểm soát độ ẩm càng khó khăn hơn.

Để khắc phục các nhược điểm của nhà màng, chúng ta sử dụng thêm các hệ thống phụ trợ như quạt thông gió (đối lưu), quạt hút, lưới cắt (giảm) nắng, bạt cuốn vách chắn mưa, tưới phun sương trên mái,…

5.1 HỆ THỐNG QUẠT THÔNG GIÓ (ĐỐI LƯU)

Bản chất nhà màng có cửa sổ thông gió trên mái giúp lưu thông không khí, cân bằng nhiệt độ và độ ẩm tương đối tốt, tuy nhiên chúng ta cần lắp thêm quạt thông gió để xử lý triệt để vấn đề phân tầng không khí, nhiệt độ, độ ẩm cao,…bên trong nhà màng.

Chức năng:

  • Quạt đối lưu giúp giảm sự phân tầng của không khí. Do không khí di chuyển liên tục trong nhà màng nên nhiệt độ sẽ được điều chỉnh cân bằng.
  • Thúc đẩy không khí di chuyển, làm giảm sự phát triển của nấm bệnh. Khi không khí bị ứ đọng, nấm bệnh có khả năng phát triển nhanh chóng hơn bình thường, nhưng khi không khí di chuyển, đối lưu liên tục sẽ hạn chế nấm bệnh phát triển.
  • Hong khô nước trên bề mặt lá, giảm thiểu bệnh về lá
  • Hạn chế độ ẩm trong không khí lên quá cao gây ngưng tụ trên màng, tạo điều kiện cho dịch bệnh gây hại trên cây trồng.

Hoạt đồng bằng ấn nút ON/OFF hoặc tự động bằng cảm biến (mô tơ, tủ điện).

5.2 HỆ THỐNG QUẠT HÚT

Bên cạnh quạt thông gió, sử dụng quạt hút để xử lý độ ẩm cũng là biện pháp tương đối tốt. Tuy nhiên, nhược điểm là làm cây dễ bị sốc do mất ẩm nhanh. Trong nhà màng trồng hoa lan hồ điệp, thường sử dụng quạt hút đi kèm với tấm làm mát (tường nước).

5.3 HỆ THỐNG LƯỚI CẮT NẮNG

Với một số giống cây trồng không chịu được sự chiếu sáng trực tiếp của ánh nắng thì ta sử dụng hệ thống lưới giẳm nắng (chẳng hạn như hoa lan hồ điệp, các cây cảnh trồng trong nhà…)

Chức năng: điều chỉnh giảm cường độ ánh sáng, nhiệt độ trong nhà màng, ngăn không khí nóng do hiệu ứng nhà kính sinh ra xâm nhập xuống bên dưới lưới cắt nắng.

Lưới cắt nắng có tác dụng giữ nhiệt trong nhà vào ban đêm, giúp cho môi trường trong nhà màng ấm áp, tạo điều kiện phát triển rất tốt cho cây và giảm chi phí năng lượng vào mùa đông (Ví dụ: tại Bình Thuận, nhiệt độ và độ ẩm ban ngày so với ban đêm có sự chênh lệch khá lớn).

Sử dụng chất liệu (Israel, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan hoặc tương đương):

  • Sợi lưới có màu xám giúp phản sáng tốt và không gây hấp thụ ánh sáng và hấp thụ nhiệt như những lưới cắt nắng tối màu,
  • Giảm 50 – 80% ánh sáng (tùy loại).
  • Giảm nhiệt độ bên trong nhà màng, nhà kính > 4oC.

Vận hành đóng mở bằng quay tay hoặc tự động (mô tơ, tủ điện, cảm biến).

5.4 HỆ THỐNG BẠT CUỐN CHẮN MƯA VÁCH

Chức năng: ngăn chặn mưa và gió mạnh xâm nhập vào trong nhà, giữ nhiệt trong nhà được ấm áp lúc mùa đông lạnh.

Hệ thống vận hành bạt cuốn: trục cuốn bạt mạ kẽm, cáp, dây cước nhựa PE, màng nilon 150 micron (Israel hoặc tương đương).

Hoạt động: bằng tay quay hoặc mô tơ điều khiển.

5.5 HỆ THỐNG ỐNG TƯỚI PHUN SƯƠNG

Chức năng: tạo ra các hạt nước có kích thước nhỏ (~ 100 micron) nhờ các van phun sương và việc sử dụng nguồn nước áp lực lớn (~4bar) để phun trên mái nhằm bổ sung thêm độ ẩm và hạ nhiệt độ không khí trong nhà màng, đảm bảo duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho cây trồng phát triển.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.