Hướng dẫn cơ bản sử dụng thiết bị quan trắc độ ẩm Tensiometer

Hướng dẫn cơ bản sử dụng thiết bị quan trắc độ ẩm Tensiometer

1/ Nguyên lý hoạt động thiết bị quan trắc độ ẩm Tensiometer

Tensiometer là thước đo lực rễ mà cây phải sử dụng để hút nước từ các khoảng trống trong đất (Hình 1). Khi cây trồng hút nước, nước được lấy từ các lỗ hổng lớn đầu tiên (do liên kết yếu), khi đất khô rễ cây phải cần nhiều năng lượng hơn để hút nước từ các lỗ hổng nhỏ hơn cho đến khi không hút được nữa.

Giá trị lực căng cao, có nghĩa là đất đang khô, cây trở nên căng thẳng hơn.

Tensiometer giống như 1 chiếc rễ nhân tạo, nhưng hoạt động ngược lại (áp suất âm).  Khi đất chưa bão hòa, nước trong thiết bị liên tục thoát ra ngoài môi trường từ từ, việc thoát nước thông qua đầu ceramic sẽ tạo ta khoảng chân không trong thân máy, không khí trong đất không thể bằng thay thế bằng nước, khi áp suất chân không bên trong của thiết bị cân bằng với sức căng của đất, tại đây đạt đến điểm cân bằng, nước ngừng chảy.

 

Chỉ số của thiết bị không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về kết cấu đất, nhiệt độ hoặc độ mặn. Tuy nhiên, những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ đủ nước của thực vật và phải được được xem xét cùng với việc đọc thông số. Đơn vị: kPa hoặc cbar.

*Lưu ý: Sức căng của nước trong đất cho biết khi nào cần tưới, nhưng không phải tưới bao nhiêu nước.

2/ Cấu tạo và lắp đặt

  • Nắp (Cap): Đảm bảo kín khí cho thiết bị hoạt động
  • Bình chứa (Reservoir): Cung cấp nước cho thân máy
  • Thân máy (Shaft): Hỗ trợ cung cấp và kết nối chất lỏng với đồng hồ đo chân không. Chiều dài tiêu chuẩn 6", 12", 18", 24", 48" và 60"
  • Đầu ceramic: Là một chiếc cốc xốp, với lỗ hở rất nhỏ để nước có thể đi qua, nhưng rất ít.
  • Đồng hồ đo chân không (Gauge): Nước di chuyển ra ngoài thông qua đầu ceramic để lại một khoảng chân không, đồng hồ ghi nhận lại và hiển thị để theo dõi lực căng trong đất.

Đơn vị: kPa hoặc cbar

  • Vị trí: Lắp đặt máy tại nơi bộ rễ tập trung và hút nhiều nước nhất
  • Độ sâu: Tại mỗi vị trí, lắp đặt ít nhất là 2 độ sâu trở lên.
  • Độ sâu thứ nhất (shallow) : từ 1/3 đến 1/2 độ sâu bộ rễ hữu hiệu
  • Độ sâu thứ hai (deep): ngay dưới độ sâu bộ rễ hữu hiệu
 
1

Khử khí trong nước cất bằng cách đun sôi rồi để nguội

2

Đổ đầy nước vào bình chứa và đậy kín nắp

3

Ngâm thân máy và đầu ceramic trong nước để qua đêm trước khi lắp đặt

4

Kiểm tra tensiometer:

  • Đảm bảo đồng hồ hiển thị giá trị 0 khi bình đầy nước và đầu ceramic ngậm đủ nước
  • Lấy thiết bị ra khỏi nước, lau khô hoặc để ngoài không khí, đảm bảo giá trị đồng hồ tăng dần lên khi sấy khô đầu ceramic, máy đo độ căng sẽ tăng dần đến 80 cbar sau vài phút
  • Kiểm tra tất cả kết nối và thử lại
  • Bão hòa đầu ceramic lại bằng cách đặt lại vào trong xô nước trước khi lắp đặt

3/ Áp dụng cho các hệ thống tưới khác nhau

4/ Theo dõi và điều chỉnh

Máy đo nên được theo dõi ít nhất 1-2 lần/tuần. Vẽ đồ thị các số đo là một công cụ trực quan để theo dõi việc sử dụng nước của cây trồng.

Thời điểm ghi: Tốt nhất là cùng một thời điểm mỗi ngày, vào đầu giờ sáng, tần suất ghi chép phụ thuộc vào từng loại đất

  • Đất nặng: Đọc ngay trước khi tưới và sau tưới 1-2 ngày
  • Đất nhẹ: Đọc số liệu hằng ngày

Vào mùa hè, lượng nước sử dụng cho cây trồng tương đối nhiều, đất cũng bị bốc hơi nhanh hơn nên cần theo dõi thường xuyên hơn. Vào mùa mưa, có thể đọc 2 tuần/lần, lúc này chỉ số thấp liên tục cho thấy vấn đề về sự úng nước, cần có hệ thống tiêu nước.

Ghi chép:

  • Nhập số đo của máy đo độ căng vào sổ tay,  nhật ký về lượng mưa, ngày tưới và số lượng nước tưới
  • Dựa vào thông số máy đo có thể vẽ được đồ thị biểu diễn đường cong giữ nước

5/ Khuyến cáo tưới

Một số điểm quan trọng cần lưu ý:

  • Giá trị của tensiometer thay đổi nhanh nhất thường là ở tầng đất nông, xác định lần tưới tiếp theo diễn ra khi nào ?
  • Máy đo có độ sâu lớn nhất, giúp xác định được chiều sâu lớp nước tưới chính xác
  • Đừng nên thay đổi phương pháp tưới tiêu 1 cách biến động, theo dõi các giá trị theo từng giai đoạn. Đào 1 cái hố để theo dõi thủ công quá trình thấm trong đất cho đến khi bạn tin tưởng hoàn toàn các giá trị đo của tensiometer. Điều này có thể được thực hiện trong vài chu kì tưới.
  • Không thể đưa ra hướng dẫn về thời điểm tưới cho tất cả các loại cây trồng, loại đất và điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, bằng cách vẽ đồ thị các giá trị của số đo và giữ chúng trong phạm vi mong muốn, bạn sẽ có được sự tự tin khi sử dụng những công cụ này và sẽ có thể quyết định Khi nào cần tưới ? Và lượng nước cần tưới ?

Phụ lục thiết bị quan trắc độ ẩm Tensiometer

Phụ lục 1. Giải thích các giá trị độ ẩm đất theo thông số máy đo tensiometer

Phụ lục 2. Khuyến cáo độ sâu lắp đặt của tensiometer cho từng loại cây trồng

Phụ lục 3. Khuyến cáo ngưỡng giá trị của tensiometer đối với các  HTT và loại đất

Phụ lục 4. Khuyến cáo thời điểm cần tưới đối với các cây trồng quan trọng sử dụng nhỏ giọt

(Tài liệu có giá trị tham khảo, được cá nhân tổng hợp và dịch thuật từ các nguồn nên giữ nguyên nội dung nhằm thể hiện sự tôn trọng tác giả, để ứng dụng thực tiễn, phù hợp với canh tác cần sự đóng góp ý kiến, phản biện để thống nhất phương pháp).

------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP XANH

Địa chỉ: 70 Tuyên Quang, Phường Bình Hưng, TP. Phan Thiết, Bình Thuận

Hotline: 0984 406 140

Email: info@gatvn.com

Website: Gatvn.com

Zalo OA: Green Agritech